Phân loại thép hộp 25x25? Loại nào chất lượng hơn?
Trong lĩnh vực xây dựng, nhờ vào kích thước nhỏ gọn, độ bền cao và giá thành hợp lý, thép hộp 25x25 được ưa chuộng trong nhiều hạng mục công trình. Ngay sau đây, Tôn Thép Mạnh Hà sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin hữu ích, giúp khách hàng có thể lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp với công trình của mình.
Thông số kỹ thuật thép hộp 25x25
Thép hộp vuông 25x25 có chiều dài cạnh: 25mm. Chiều dài phổ biến là: 6m, 9m, 12m (hoặc có thể cắt theo yêu cầu)
Độ dày tiêu chuẩn: 1.00, 1.10, 1.20, 1.40, 1.50, 1.80, 2.00 (mm).
Mác thép tiêu chuẩn:
- Thép hộp đen: CT3, Q235, A36
- Thép hộp mạ kẽm: G30, G35
Tiêu chuẩn: JIS G3101: 1989, BS 1387: 1985, ASTM A500: 2010, TCVN 1428: 2005
Xuất xứ: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Việt Nam
Thương hiệu: Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, Việt Đức, Đông Á, Thái Hòa, CSC…
Đặc điểm nổi bật: Độ bền cao, chịu lực tốt, dễ dành gia công, hàn cắt. Đối với thép mạ kẽm 25x25 còn có khả năng chống ăn mòn tốt.
Nhờ sở hữu nhiều đặc điểm vượt trội trên, sản phẩm thép hộp vuông 25x25 được ứng dụng trong nhiều công trình lớn nhỏ như: Khung nhà xưởng, nhà kho, cầu thang, lan can, cổng, cửa, kệ, giá…
Có những loại thép hộp 25x25 nào?
Có 2 cách phân loại thép hộp vuông 25x25, dựa vào bề mặt và dựa vào độ dày.
Phân loại theo bề mặt:
- Thép hộp đen: Bề mặt đen, không qua xử lý mạ kẽm.
- Thép hộp mạ kẽm: Bề mặt được mạ kẽm nhúng nóng hoặc điện hóa, giúp tăng khả năng chống gỉ sét.
Phân loại theo độ dày:
- Thép hộp mỏng (có độ dày dưới 1.2mm): Loại này thường được sử dụng cho các hạng mục xây dựng nhẹ như: decor nội thất, làm khung cửa sổ, lan can.
- Thép hộp trung bình (có độ dày từ 1.2mm đến 1.8mm): Phù hợp với các công trình có kết cấu chịu lực vừa phải như: khung nhà xưởng, mái che.
- Thép hộp dày (có độ dày trên 1.8mm): Dùng cho các công trình có kết cấu chịu lực lớn như: nhà ở cao tầng, cầu vượt.
Quy trình sản xuất thép hộp vuông 25x25
Đối với thép hộp đen 25x25, quy trình sản xuất như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, thép phế liệu được nung nóng, chảy trong lò điện hoặc lò hồ quang.
- Bước 2: Sau đó, thép nóng chảy được rót vào khuôn và cán thành dạng thanh thép.
- Bước 3: Tiếp theo, thanh thép được cắt theo kích thước và độ dày mong muốn của khách hàng.
- Bước 4: Cuối cùng, hàn hoặc ép các mép của thanh thép tạo thành thép hộp đen.
Đối với thép hộp mạ kẽm, quy trình sản xuất gồm 4 bước trên và thêm 1 bước đó là: Thép hộp đen 25x25 được nhúng vào bể dung dịch kẽm nóng chảy, tạo lớp mạ kẽm bảo vệ.
Bảng giá thép hộp 25x25 mới nhất tại Tôn Thép Mạnh Hà
Bảng giá thép hộp mạ kẽm 25x25
Giá thép hộp vuông mạ kẽm | Độ dày | Trọng lượng | Đơn giá | Thành tiền |
(ly) | (kg/cây 6m) | (VNĐ/Kg) | (VND/cây 6m) | |
Thép hộp mạ kẽm 25x25 | 1 | 4.48 | 15,000 | 67,200 |
1.1 | 4.91 | 15,000 | 73,650 | |
1.2 | 5.33 | 15,000 | 79,950 | |
1.4 | 6.15 | 15,000 | 92,250 | |
1.5 | 6.56 | 15,000 | 98,400 | |
1.8 | 7.75 | 15,000 | 116,250 | |
2 | 8.52 | 15,000 | 127,800 |
Bảng giá thép hộp đen 25x25
Giá thép hộp vuông đen | Độ dày | Trọng lượng | Đơn giá | Thành tiền |
(ly) | (kg/cây 6m) | (VNĐ/Kg) | (VND/cây 6m) | |
Thép hộp đen 25x25 | 1 | 4.48 | 14,500 | 64,960 |
1.1 | 4.91 | 14,500 | 71,195 | |
1.2 | 5.33 | 14,500 | 77,285 | |
1.4 | 6.15 | 14,500 | 89,175 | |
1.5 | 6.56 | 14,500 | 95,120 | |
1.8 | 7.75 | 14,500 | 112,375 | |
2 | 8.52 | 14,500 | 123,540 |
Lưu ý:
- Bảng giá thép hộp trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo thời điểm, khu vực, nhà sản xuất và nhà cung cấp.
- Để cập nhật giá thép hộp vuông 25x25 mới nhất, vui lòng liên hệ đến hotline của Tôn Thép Mạnh Hà để được tư vấn nhanh chóng.